Những sợi vải thủy tinh nhỏ li ti, tưởng chừng vô hại, lại có thể gây nên cảm giác vô cùng khó chịu khi bám trên da. Chúng khiến vùng da tiếp xúc ngứa ngáy, kích ứng, thậm chí với một số người có cơ địa nhạy cảm, hậu quả có thể nặng hơn, dẫn đến phản ứng dị ứng. Nếu công việc của bạn thường xuyên phải tiếp xúc với vải thủy tinh, bạn nên nắm rõ những cách xử lý đơn giản mà hữu ích dưới đây để làm sạch da, tránh viêm nhiễm.
Bước 1: Tìm ánh sáng tốt và chuẩn bị kính lúp
Hãy chọn nơi có đủ ánh sáng để dễ quan sát. Một chiếc kính lúp nhỏ sẽ giúp bạn nhận ra những sợi vải mỏng, có màu vàng trắng hoặc ánh nắng, đang cắm sâu vào da.
Bước 2: Chọn loại băng dính phù hợp
Bạn nên chuẩn bị băng keo điện hoặc băng dính có độ bám dính tốt, không dễ rách khi giật mạnh. Loại băng này mới đủ khả năng kéo các sợi thủy tinh ra ngoài.
Bước 3: Không rửa ngay vùng da bị ngứa
Nhiều người có thói quen rửa tay hoặc vùng da khó chịu ngay lập tức. Tuy nhiên, với phương pháp này, nước sẽ làm mềm và đẩy sợi vải lún sâu hơn, gây khó khăn khi dán băng.
Bước 4: Dán băng dính lên vùng da bị ảnh hưởng
Hãy áp băng keo nhẹ nhàng và giữ yên trong vài phút. Đảm bảo lớp băng tiếp xúc sát bề mặt da để những mảnh vụn bám chắc vào bề mặt băng.
Bước 5: Tháo băng dính dứt khoát
Khi giật, bạn cần làm dứt khoát nhưng không quá mạnh tay để tránh trầy xước. Có thể lặp lại thao tác vài lần cho đến khi da không còn cảm giác châm chích.
Sau đó, kiểm tra lại bằng kính lúp. Nếu vẫn còn sót, hãy tiếp tục dán thêm một lần nữa hoặc thử phương pháp khác.
Bước 6: Rửa sạch và sát khuẩn
Khi chắc chắn các sợi thủy tinh đã được loại bỏ, hãy rửa vùng da bằng xà phòng và nước ấm. Bạn cũng có thể bôi thêm thuốc mỡ kháng sinh như Neosporin để phòng ngừa nhiễm trùng.
Vải sợi thủy tinh có thể gây ngứa khi tiếp xúc với da
Nếu băng dính không xử lý triệt để, bạn có thể thử cách thủ công nhưng hiệu quả này.
Bước 1: Rửa tay thật sạch
Trước khi bắt đầu, hãy rửa tay bằng xà phòng và nước để giảm vi khuẩn, tránh nhiễm trùng khi da đang có vết hở.
Lưu ý: Nếu sợi thủy tinh đang nằm hoàn toàn trên bề mặt da bàn tay, hãy bỏ qua bước này để tránh rửa trôi khiến chúng cắm sâu hơn.
Bước 2: Làm sạch nhẹ nhàng vùng da
Dùng nước và xà phòng rửa nhẹ mà không chà xát mạnh. Hành động chà xát chỉ khiến các sợi vỡ nhỏ và chui sâu hơn vào da.
Bước 3: Chuẩn bị nhíp đã khử trùng
Nhúng nhíp vào cồn hoặc rượu sát trùng để đảm bảo vô khuẩn. Nếu cần, bạn cũng có thể chuẩn bị thêm một cây kim khâu đã khử trùng.
Bước 4: Tìm ánh sáng và dùng kính lúp để quan sát kỹ
Hãy chọn góc sáng rõ ràng để nhìn thấy từng sợi vụn nhỏ, vì chúng thường rất khó phát hiện bằng mắt thường.
Bước 5: Nhổ sợi thủy tinh thật nhẹ nhàng
Dùng nhíp kẹp sát chân sợi vải, từ từ kéo ra ngoài. Nếu sợi nằm sâu, bạn có thể dùng kim khẩy nhẹ vùng da để lộ đầu sợi trước khi gắp.
Đừng vội vàng. Nếu sau vài lần vẫn không nhổ được hết, bạn có thể chuyển sang phương pháp dán băng keo.
Bước 6: Ép nhẹ vùng da
Nếu có chút máu rỉ ra, đừng quá lo lắng. Việc chảy máu nhẹ còn giúp đẩy bớt vi khuẩn ra ngoài.
Bước 7: Rửa và bôi thuốc
Sau khi hoàn tất, hãy rửa lại bằng xà phòng và nước sạch, rồi bôi thuốc mỡ kháng sinh để bảo vệ vùng da.
Nếu cảm giác ngứa, đỏ, hoặc sưng tấy không giảm, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để được xử lý chuyên nghiệp.
Dùng nhíp nhổ sợi thủy tinh ra khỏi da
Thông tin liên hệ: